Vietlachkiemtien phỏng vấn Trainer Trang Chi

Vietlachkiemtien phỏng vấn Trainer Trang Chi

Table of Contents

Trang Chi: Người viết đừng chạy theo công thức, cũng đừng ngại làm test!

Với 7 năm “chinh chiến” trong lĩnh vực Content Marketing, Trang Chi hiện đang Founder & CEOcủa một agency chuyên vấn chiến lược nội dung. Đồng thời, chị cũng mẹ của một gái 1 tuổi. Cùng lắng nghe những trăn trở của chị trong nghề viết cách chị chu toàn việc công ty, trọn vẹn việc gia đình.

Mời bạn giới thiệu về mình công việc hiện tại.

trangchihere.com

Tôi tên Trang, mọi người thường gọi tôi là Trang Chi. Tôi là Founder và CEO của Trang Chi Media – một agency chuyên tư vấn chiến lược nội dung.

Thời gian đầu, chúng tôi nhận thực hiện tất cả dự án Content Marketing. Đến đầu năm 2019, chúng tôi tập trung vào những chiến dịch trung và dài hạn, đồng thời cũng nhận tư vấn và thực hiện các chiến dịch tổng thể. Trong các chiến dịch lớn này, phần nào thuộc về chuyên môn thì chúng tôi làm, phần còn lại sẽ hợp tác với những agency chuyên về mảng đó. Việc này vừa giúp chúng tôi có nhiều thời gian tập trung vào chuyên môn để làm tốt phần việc của mình vừa là cách để chiến dịch đạt được hiệu quả cao hơn.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khoảng tháng 5 năm ngoái, sau khi dùng hết số tiền dự phòng của công ty để nuôi “quân” và tôi sắp sinh em bé, tôi đành phải để agency ngưng hoạt động một thời gian. Thời điểm đó, các dự án đóng hết, khách hàng chỉ tập

trung chạy quảng cáo đa kênh để giữ nhận diện thương hiệu. Còn hiện tại, chúng tôi mới quay lại hoạt động vào đầu năm nay ở mức độ vừa phải để tôi vừa có thời gian chăm sóc em bé vừa có thờigian làm điều mình muốn.

Ngoài công việc tư vấn chiến lược nội dung, tôi còn mở các khóa Training Content Marketing cho cá nhân và doanh nghiệp.

Bạn đã làm công việc liên quan đến Content Marketing được bao lâu?

Tính đến thời điểm này thì cũng được 7-8 năm. Năm 2012, tôi bắt đầu đảm nhiệm vị trí phụ trách truyền thông cho những dự án phi chính phủ và một vài thương hiệu. Đến năm 2014, tôi bắt đầu nhận viết nội dung theo yêu cầu. Sau đó khoảng 1-2 năm, khái niệm Content Marketing mới xuất hiện.

Duyên cớ nào khiến bạn quyết định gắn với công việc này?

Lý do lớn nhất xuất phát từ khả năng của tôi – là viết. Thời gian làm truyền thông, tôi tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhiều anh chị đang làm nghề viết và chủ thương hiệu. Khi họ biết được khả năng viết cũng như tinh thần cầu tiến của tôi, họ đã tin tưởng để tôi thực hiện những nội dung họ cần. Tôi bắt đầu nhận bài viết thêm ở nhà từ đó. Sau một thời gian tôi nhận ra: mình có khả năng kiếm nhiều tiền từ viết.

Năm 2016, tôi quyết định nghỉ hẳn ở Sở y tế Hà Nội và chọn viết làm “cần câu cơm”. Tôi tạo dựng vàgắn bó với nghề viết và Trang Chi Media từ đó đến nay.

Làm thế nào bạn biết mình phù hợp với công việc viết Content Marketing?

Xuất phát điểm của tôi là dân văn và chuyên ngành văn hoá truyền thông, nên tôi tự tin với kiến thức nền mà tôi có. Bên cạnh đó, tôi khá tự tin vào khả năng tự tìm kiếm thông tin và khả năng ghi nhớ của mình. Sau này, tôi nhận ra đó là những tố chất cần để theo nghề viết. Còn để thấy mình phù hợp và gắn bó được với nghề thì cũng phải qua bao lần “ba chìm bảy nổi”.

Giờ nhắc lại, tôi phải cám ơn những lần chìm nổi ấy vì nó giúp tôi hoàn thiện những kỹ năng cần có để tôi làm công việc này một cách chỉn chu nhất. Khi tôi hợp tác với Bwhere, tôi học được cách viết tiêu đề hay cho những nội dung quen thuộc. Khi thực hiện các dự án của Acecook Việt Nam, tôi học được nhiều về brandname, phong cách thương hiệu và giám sát nội dung. Tất cả đều là những kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi làm tốt công việc sau này.

Bạn nghĩ điều khó khăn nhất khi làm nghề viết gì?

Tôi nghĩ điều khó khăn nhất khi làm nghề viết là phải biết nhập vai. Người viết cần nhập vai vào đối tượng mà mình cần đưa ra quan điểm, góc nhìn. Có nhiều “vai” chưa bao giờ mình nghĩ là sẽ đứng ở vị thế của họ để viết bài. Chuyện nhập vai thành mẹ bỉm sữa khi chưa có chồng, chưa có con là bình thường. “Vai” này khá đơn giản vì người viết có thể tưởng tượng bằng cách đọc nhiều và quan sát nhiều. Nhưng nếu nhập vai vào một bác sĩ và viết những bài cần chuyên môn như một bác sĩ thực thụ thì rất khó.

Tầm cuối năm 2019, trong chuỗi bài của Panasonic có một bài về virus. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để đọc và hiểu tài liệu rồi đưa ra những ý tưởng để thực hiện bài viết ấy. Với những nội dung đã nằm sẵn trong đầu, tôi chỉ mất khoảng một ngày để viết. Còn bài về virus ấy, tôi phải học lại từ đầu: học virus cúm A là gì, cúm B là gì, nó từ đâu ra, cách lây truyền như thế nào… Lúc ấy, tôi ước mình đã học sinh học và hoá học tử tế hơn.

Dù khó khăn là thế nhưng khi vượt qua được, bạn sẽ nhận về nhiều lợi ích. Đầu tiên là sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực đó. Tiếp theo, bạn sẽ tạo được sự liên kết giữa kiến thức của ngành đó với những ngành khác trong hiểu biết của bạn.

Tôi cũng nhận thấy một ưu điểm của nghề viết giúp mình biết được những kiến thức mình chưa từng nghĩ sẽ quan tâm đến.

Vậy nên tôi mới hay nói đây là nghề duy nhất mà chúng ta được trả tiền để học. Việc viết bài chuẩn SEO với giá 30.000đ – 50.000đ có thể hơi thấp thật. Nhưng hãy nhìn rộng ra một chút, sau khi viết xong khoảng 20 bài như thế, bạn có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực đó. Những kiến thức ấy sẽ trở thành nền tảng – cơ sở để làm thương hiệu tốt hơn.

Vậy bạn nghĩ thế nào về quan điểm làm nghề Content bây giờ bèo bọt, nhiều nơi trả giá chất xám rất thấp?

Nếu bạn là “tấm chiếu mới” và đến với nghề viết vì tiền, thì xin chia buồn, bạn sẽ không kiếm đượcnhiều tiền từ nghề này. Vì thời điểm ấy chẳng ai biết bạn ai. Khách hàng luôn sẵn sàng trả nhiều tiền để nhận được những bài viết chất lượng nhưng người ta có tin tưởng để giao cho bạn không? khi được giao bạn có làm được như mình đẫ nghĩ không? Khi bạn đã chứng minh được thực lực thì tiền không thành vấn đề.

Ngoài chuyện khách hàng chưa biết bạn là ai, chưa biết thực lực của bạn thì còn một vấn đề nữa. Bài viết bạn nhận được đã “qua tay” nhiều người rồi. Có những thời điểm, Trang Chi Media cần thực hiện 4.000 – 5.000 bài. Tôi chia sẻ số lượng bài đó với các đối tác. Các đối tác của tôi lại chia sẻ nó cho thêm vài người nữa và rồi nó đến tay các bạn. Có thể tôi nhận 150.000đ/bài viết, đối tác tôi nhận 100.000đ/bài viết, có khi đến tay các bạn chỉ còn 30.000 – 50.000đ/bài viết. Nếu bạn muốn nhận bài với nhuận bút cao hơn, tôi cần biết bạn là ai và bạn làm được gì. Chi phí chênh lệch này dành cho việc kiểm soát chất lượng bài viết và xử lý rủi ro.

Lý do cuối cùng là do các thầy cô dạy về Marketing nói chung và Content nói riêng đã ghim một mức giá cụ thể trong đầu bạn. Hồi tôi đi học 1 lớp CEO, công ty của thầy giáo mở 2 nhánh Content.Một nhánh thực hiện các dự án lớn cho thương hiệu lớn. Nhánh còn lại thì nhận những dự án nhỏ,cỡ 30.000 – 50.000đ/bài viết. Rồi họ cứ nói rằng bài đó chỉ có giá đó thôi nên vô tình, nó đã ảnh hưởng đến nhuận bút.

Vậy để bài viết của mình “đắt giá” hơn thì đầu tiên ta phải xây dựng thương hiệu nhân đúng không?

Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm hai việc. Thứ nhất là nâng cao khả năng và kỹ năng viết. Thứ hai là xây dựng thương hiệu cá nhân. Người viết phải làm đồng thời cả hai việc ấy. Bạn có thương hiệu cá nhân nhưng kỹ năng lại kém thì cũng dễ “bể” lắm!

Với cách một người dạy viết Content Marketing, bạn thấy sai lầm nào người viết hiện nay thường mắc phải không?

trangchihere.com

Sau 5 năm dạy viết, tôi thấy sai lầm sẽ thay đổi theo thời gian. Khi tôi mới đi dạy, nhiều bạn chỉ muốn học các công thức, các tip viết bài như AIDA, 4C, 4P… và các bạn ấy nghĩ rằng: chỉ cần học được mấy công thức đó là làm được “ngon lành”. Nếu nghề này mà như vậy thì ngon ăn quá! Học viết và viết được cần 1 khoảng thời gian rèn luyện, cũng như ăn uống cần chờ “tiêu hoá” vậy. Đó chính là cách tiếp thu, phát triển và nâng cao khả năng khi làm nghề viết.

Học viết Content không giống với học tiếng Anh. Học tiếng Anh được cam kết đầu ra, còn học viếtthì không. Khi học tiếng anh, nếu bạn không đạt kết quả cam kết thì bạn được học lại cho đến đạtthì thôi. Còn học viết với tôi, kể cả bạn học lại 10 lần mà bạn không chịu làm bài tập để phát triển bản thân, không chịu học và đọc kiến thức thì cũng không thu được kết quả gì. Từ “tay không” trở thành “tay viết”, bạn cần phải qua quá trình: viết – tự sửa lỗi thì mới tiến bộ được. Nghề viết không phải nghề “ăn xổi”. Thầy có giỏi đến mấy cũng vẫn cần bạn chăm chỉ luyện tập.

Đến thời điểm hiện tại, tôi thấy các bạn có tư duy “mở” hơn. Nghĩa là học xong có thể thành nghề và kiếm được tiền từ nghề tay trái này thì rất tốt, còn nếu không thì xem như đó là cơ hội giúp mở mang đầu óc và cái nhìn khác hơn về cuộc sống. Vì bình thường các bạn ấy nhìn cuộc sống màu hồng quá hoặc tiêu cực quá.

Khi tôi đi dạy, tôi luôn hướng dẫn các bạn tư duy nội dung trước. Tư duy nội dung giúp các bạn hiểu với mong muốn, yêu cầu như vậy thì mình sẽ dùng dạng bài nào, kỹ thuật nào, văn phong nào, giọng văn nào… Sự phát triển của công nghệ kéo theo sự thay đổi của nội dung. Khi có tư duynội dung, các bạn dễ thích ứng với sự thay đổi hơn. Tôi không bao giờ dạy theo kiểu “đo ni đóng giày”, không dạy bài chuẩn SEO là phải như thế này, bài PR là phải như thế kia. Nhiều bạn nói rằngkhi học thì thấy hơi ngợp nhưng khi vào công việc thực tế thì áp dụng được luôn những cái tôi dạyvà hiểu vì sao tôi lại dạy như vậy.

Bạn dự định mở riêng một khóa về duy trong nghề viết không?

Tôi nghĩ nếu mở lớp thì cũng khá khó dạy và cũng ít người theo học. Cho nên tôi luôn cố gắng lồng kiến thức này vào buổi đầu tiên khi học lớp Content cơ bản và Content plan, sau đó mới học về kỹ thuật.

Tôi nghĩ mình chỉ dừng lại ở việc viết những bài blog về vấn đề này thôi. Vì khi học về tư duy sẽ không quan trọng việc đúng hay sai, quan trọng là cần người có kinh nghiệm để dẫn dắt và định hướng. Như vậy thì các “tấm chiếu mới” cũng dễ tiếp thu hơn.

Vậy ngoài kỹ năng duy đúng về nghề, người viết cần chuẩn bị thêm những để thể sống tốt với nghề?

Tôi nghĩ các bạn cần trang bị thêm khả năng thích nghi với các nền tảng. Viết Content Marketing nghĩa là mình sẽ tạo nội dung trên những nền tảng có khách hàng mục tiêu. Nếu các bạn không biết sử dụng những nền tảng này thì nội dung đấy không có giá trị. Bạn viết bài cho website thì cần hiểu website hiển thị như thế nào. Bạn làm bài Fanpage Facebook thì cần biết mình có bao nhiêu “đất” trước từ “xem thêm”. Bạn làm nội dung cho Tiktok thì cũng cần biết làm sao cho tốt.

Với những bạn mới vào nghề viết chưa dự án hoặc công việc cụ thể, làm thế nào để một portfolio ấn tượng để cạnh tranh với những ứng viên khác?

Trong trường hợp này thì tốt nhất là bạn hãy tự “make up” thương hiệu cá nhân của mình. Bạn có thể xây dựng một website riêng – nơi bạn trình bày quan điểm hoặc viết những cái bạn nghĩ. Vì khách hàng cần biết bạn là người như thế nào, tư duy và quan điểm của bạn ra sao, bạn có kiến thức về lĩnh vực nào. Khi khách hàng thấy phù hợp, họ sẽ đưa cho bạn bài test. Tự make up là cáchgiúp bạn có thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Khi tôi test cộng tác viên cho Trang Chi Media, tôi luôn tạo thêm cơ hội với những bạn có thái độ cầu thị. Kỹ năng và trình độ có thể chưa đạt, nhưng mang thái độ tốt thì luôn có cơ hội dành cho bạn.

Hiện nay, không ít bạn ngại viết bài test sợ nhà tuyển dụng chỉ lấy đó làm cớ để được bài miễn phí chứ không muốn bỏ tiền đi thuê cộng tác viên. Bạn nghĩ thế nào về điều này?

Tôi nghĩ là kiểu gì thì kiểu, chúng ta vẫn phải làm bài test thôi. Nếu bạn đã từng viết ở lĩnh vực được yêu cầu rồi thì bạn có thể đưa cho họ xem các bài ấy. Nhưng bạn phải nhớ rằng, hai sản phẩm cùng lĩnh vực nhưng ở hai thời điểm khác nhau, triết lý kinh doanh khác nhau sẽ cần những bài viết khác nhau. Vậy nên, hãy chuẩn bị tâm thế để viết test và chuẩn bị luôn tâm lý để mất bài viết ấy. Viết test cũng giống như chia sẻ quan điểm bằng bài blog cá nhân, cả hai đều phải đối mặt với rủi ro bị đánh cắp.

Tất nhiên, mình chỉ nên chấp nhận làm 1-2 bài test/lần ứng tuyển, chứ 1 lần mà yêu cầu làm 5 bài test thì thôi – nghỉ cho khoẻ!

Như bạn đã chia sẻ, hiện tại bạn đã một mẹ bỉm sữa vừa quay trở lại công việc. Bạn chia sẻ cách quản thời gian sao cho chu toàn giữa công việc làm mẹ được không?

Sau khi có con, tôi mới nhận thấy việc quản lý thời gian như một… chuyện đùa. Ban ngày, tôi phải tranh thủ những lúc con ngủ để làm việc. Để làm như vậy tôi áp dụng phương pháp EASY. Tôi có thể hẹn bạn thực hiện cuộc phỏng vấn này vào 9h sáng nay vì đó là thời gian con tôi ngủ. Theo EASY, em bé được thiết lập lịch sinh hoạt gồm giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi theo độ tuổi. Lâu dần bé quen với nhịp sinh hoạt ấy thì mẹ sẽ thiết lập lịch sinh hoạt cho mình.

Em bé nhà tôi còn trải qua gần 2 tháng luyện tự ngủ. Bình thường để ru em bé ngủ là phải ôm, phải bồng, phải ru. Nhưng các bé được luyện tự ngủ thì sẽ ngủ theo trình tự nhất định – đó cũng là một phần của nếp sinh hoạt. Trong thời gian luyện tự ngủ, có đôi lần tôi bị stress vì không biết mình sai ở đâu. Cho đến một ngày, em bé tự ngủ sau 3’ khóc thì “mùa xuân đến rồi!”. Khi kết hợp EASY với luyện tự ngủ, em bé có thể ngủ 11-12 tiếng một đêm, từ khoảng 7h tối đến khoảng 7h sáng hôm sau.

Với gia đình, EASY giúp mẹ sắp xếp cho bé lịch sinh hoạt phù hợp với các thành viên trong nhà. Nếu mẹ không muốn phụ thuộc vào ông bà hay sự trợ giúp từ bên ngoài, mẹ có thể áp dụng cả EASY và luyện tự ngủ. Mẹ chỉ cần kiên nhẫn một chút là làm được thôi.

Dự định của bạn trong thời gian tới gì?

trangchihere.com

Trong 2-3 năm tới, tôi sẽ trở thành một người ảnh hưởng khi cùng lúc đảm nhiệm 3 vai trò: chăm em bé, làm việc và chăm sóc bản thân.Tôi đã nhìn thấy “ngày tàn” của nghề làm dịch vụ Content Marketing rồi. “Ngày tàn” ở đây là mình không thể cạnh tranh về giá với những team trẻ, và mình bị hụt hơi trước sự thay đổi của công nghệ và nền tảng số.

Việc trở thành một người ảnh hưởng giúp tôivừa vẫn được làm nội dung vừa có thêm sự khác biệt trong mắt những đơn vị/cá nhân làm dịch vụ nội dung khác.

– Với những bạn có ý định hoặc mới bước chân vào nghề viết, bạn có lời khuyên nào dành cho họ không?

Với tôi, lời khuyên chỉ phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Nếu để khuyên chung thìtôi sẽ nói rằng: các bạn nên làm cả những việc không được trả phí. Khoảng thời gian đầu đến với nghề, bạn không có gì để mất nhưng cần học rất nhiều. Vậy nên, hãy chọn cách làm để học, làm để có kinh nghiệm. Hãy cố gắng mô tả chi tiết những việc bạn làm và cái bạn học được trong profile. Đừng chỉ liệt kê đầu việc vì đó không phải là cách bạn gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

Có rất nhiều cơ hội học hỏi quanh bạn, đừng bỏ lỡ. Bạn quan sát và học từ chính người làm việc cùng bạn, xem họ quản lý công việc ra sao, định hướng nội dung như nào… Rồi bạn sẽ hiểu vì sao họ lại nhận được dự án, được sếp tin tưởng và khách hàng yêu mến.

Kén cá chọn canh không phải là cách làm việc của người mới. Cứ như vậy bạn sẽ không bao giờ được “đắm” mình trong công việc này và được phát triển cùng nó. Bạn nên làm miễn phí trong giới hạn cụ thể, có thể là 1 bài, 5 bài, 10 bài. Nếu khách hàng nhận bài và ít feedback thì bạn có thể nâng giá bài đi nhé. Còn nếu bài nhiều feedback quá, phải sửa lại nhiều thì bạn nên im lặng và viếttiếp. Cái người ta cho bạn là sự góp ý, là sự nhẫn nhại ngồi chỉ ra từng lỗi sai. Cái đó tiền không mua được. Bạn biết đấy, cái gì mua được bằng tiền thì vẫn rẻ!

Cảm ơn những chia sẻ chân thành của bạn. Chúc bạn cùng gia đình giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ công việc

Mọi bài viết trên website này đều thuộc bản quyền của Trang Chi Here. Vui lòng không copy, không edit, không re-up trên các kênh khác dưới mọi hình thức. Xin cám ơn!