Sách: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ - Phá vỡ vòng lặp tổn thương

Sách: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ – Phá vỡ vòng lặp tổn thương

Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

Mình đã đọc nhiều sách, nhiều tài liệu về Inner child (đứa trẻ bên trong) trước khi đọc “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” của Đặng Hoàng Giang, nhưng mình coi đây là cuốn sách khởi đầu để những ai đang tìm cách để thoát khỏi cảm giác chông chênh, loạng choạng, cô đơn, đơn độc, tù túng, ngạt thở,… Có nhiều chuyện khiến đứa trẻ non nớt năm ấy bị tổn thương. Tổn thương nặng nề, đau đớn đến mức bạn đã vùi nó xuống hoặc chối bỏ nó rồi quên mất sự có mặt của nó. Để mỗi khi cơn đau ập đến, bạn lại bị ám ảnh bởi câu hỏi “tại sao?”.

Nếu bạn thường xuyên ở trong một trạng thái cực đoan, bạn cũng nên đọc cuốn này vì biết đâu câu chuyện được kể trong đó sẽ có điểm chạm với nỗi đau đã đẩy bạn vào trạng thái cực đoan đó. Trạng thái cực đoan ở đây là buồn quá mức, vui quá mức, lãnh đạm quá mức,… Có thể nói đây là cuốn sách nhiều câu chuyện về những đứa trẻ bị tổn thương nhất mà mình từng đọc. Dù đứa trẻ ấy ở dạng tổn thương nào, thì cũng đều đau đớn như nhau.

Cuốn sách này khá dễ đọc vì Đặng Hoàng Giang chia mỗi dạng tổn thương thành 1 phần. Hết câu chuyện của các nhân vật là lời bình của tác giả. Trong lời bình này, tác giả sẽ gọi tên dạng tổn thương và phân tích nó để người đọc có cái nhìn tổng quan hơn.

Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

Nếu bạn đã đọc “Cha mẹ độc hại” của Susan Forward PH.D và Craig Buck, bạn sẽ thấy trong “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” không nhắc đến dạng tổn thương do loạn luân. Có thể tác giả không tìm được nhân vật hoặc vì một lý do nào đó mình không rõ. Nhưng mình nghĩ, dạng tổn thương do loạn luân không thiếu trong xã hội Việt Nam. Ta không thấy không phải vì không có mà là nạn nhân chưa đủ dũng cảm hoặc chưa đủ tin tưởng để chia sẻ.

Nếu bạn muốn tìm cách chữa lành thì “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” không đáp ứng được. Bạn hãy tìm điều đó trong “Cha mẹ độc hại” hoặc “Chữa lành đứa trẻ bên trong” (Charies Whitfield). Cả 2 cuốn này đưa 12 bước chữa lành cho những người bị tổn thương đứa trẻ bên trong. Nếu phân vân thì bạn có thể đọc cả 2, “Chữa lành đứa trẻ bên trong” sẽ cho bạn cái nhìn khái quát về tổn thương đứa trẻ bên trong và những điều liên quan, còn “Cha mẹ độc hại” sẽ giúp bạn rõ hơn, hỗ trợ bạn tự hành 12 bước chữa lành.

Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

Với mình, những tổn thương mà đứa trẻ non nớt năm ấy phải gánh chịu sẽ mãi như những vết cứa trong tim. Dù bây giờ không còn đau nữa nhưng mỗi khi ở cạnh “nguồn độc hại” hoặc những tình huống gợi nhớ lại chuyện cũ, đều khiến mình bị trùng 1 nhịp. 

Vẫn biết, tuổi thơ của ai cũng có những chuyện không vui nhưng cái được gọi là tổn thương đến đứa trẻ bên trong không phải là vài lần bị la, vài lần bị đánh đòn,… Mà nó là những bạo hành thể xác và tinh thần, khiến những đứa trẻ bị mắc kẹt. Nằm im chấp nhận sẽ chìm nghỉm, quẫy đạp lại càng lún sâu. Cái mà chúng cần là sự lắng nghe không phán xét, không khuyên răn, không góp ý,… Nên nếu bạn thấy ai đang viết về tổn thương quá khứ, bạn chỉ cần để lại 1 trái tim để họ thấy họ được lắng nghe, hỗ trợ để chữa lành, để yêu đời và tươi mới!

Link mua sách: 

  • “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” của Đặng Hoàng Giang: đây
  • “Cha mẹ độc hại” của Susan Forward PH.D và Craig Buck: hiện đang hết hàng.
  • “Chữa lành đứa trẻ bên trong” của Charies Whitfield: đây

(*) Mình hinh hoạ: Nguồn internet

One thought on “Sách: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ – Phá vỡ vòng lặp tổn thương

  1. Pingback: 10 cuốn sách chữa lành giúp bạn yêu thương “đứa trẻ bên trong”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ công việc

Mọi bài viết trên website này đều thuộc bản quyền của Trang Chi Here. Vui lòng không copy, không edit, không re-up trên các kênh khác dưới mọi hình thức. Xin cám ơn!