Các level Content Marketing và mức thù lao gợi ý cho từng level

Các level Content Marketing và mức thù lao gợi ý cho từng level

Mình nghĩ đây là bài viết về các level Content Marketing sẽ được mọi người đón nhận nhiệt tình vì ai cũng muốn biết mình ở đâu và ở vị trí đó – mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Bài viết này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm làm việc của mình với các nhãn hàng ở nhiều góc độ khác nhau. Mình mong rằng, bài viết này sẽ giúp bạn bớt đắn đo khi đưa ra báo giá cho khách hàng. Ok, bắt đầu thôi!

1. Các level Content Marketing và mức thù lao gợi ý cho từng level

level Content Marketing

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Content Marketing có rất nhiều dạng bài viết. Mỗi dạng bài viết này lại có thể phân chia ra nhiều level. Do đó, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các dạng Content trong Marketing, mình sẽ phân chia các dạng bài theo mục đích sử dụng bài viết: 

Dạng bài Mục đích Cấp 1 – Người mới (Newbie) Cấp 2 – Content Executive Cấp 3 – Copywriter
Bài chuẩn SEO Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Chưa có kinh nghiệm viết và tối ưu bài
SEO trên bản word.
– Khả năng sử dụng câu từ ở mức đọc hiểu đơn thuần, cơ bản.
– Ý tưởng và nội dung bài đơn thuần,
không có gì nổi bật hay sáng tạo.Gợi ý mức thù lao:

Gợi ý mức thù lao: 20.000 – 40.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có kinh nghiệm viết, tối ưu bài SEO trên bản word và trên WordPress.
– Khả năng sử dụng câu từ ở mức trung bình, câu viết chuẩn chỉnh hơn và ít mắc lỗi bố cục bài, cấu trúc hơn.
– Ý tưởng và nội dung bài ở mức trung bình.

Gợi ý mức thù lao: 40.000 – 130.000đ/bài

Copywriter với tư cách freenlacer hầu như không nhận viết dạng bài này. Nếu có nhận thì đó là nhận về cho team làm. Thực tế có ít dự án/khách hàng sẵn sàng chi trả mức thù lao được gợi ý.

Gợi ý mức thù lao: 130.000 – 500.000đ/bài

Bài PR Thu hút, điều hưởng cảm xúc, cảm tình của người đọc Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Chưa có khả năng phân biệt và sử dụng các loại văn phong, nên khó thể hiện được văn phong thương hiệu trong bài viết.
– Chưa có khả năng phân biệt và sử dụng các loại giọng văn cơ bản nên diễn tả câu từ còn ngây ngô hoặc không tới.
– Ý tưởng và nội dung bài viết không có gì nổi bật.
– Chỉ có kiến thức thu lượm được trên internet về lĩnh vực cần viết bài.
– Khả năng sử dụng câu từ ở mức trung bình.

Gợi ý mức thù lao: 90.000 – 150.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có khả năng phân biệt các loại văn phong nhưng mới thể hiện được một phần văn phong mà thương hiệu cần.
– Có khả năng sử dụng một số giọng văn thường sử dụng.
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, cấu trúc bài tốt, tuy vẫn còn lỗi nhưng chấp nhận được
– Ý tưởng và nội dung bài ở mức khá.fcfafafcfafafcfafa

Gợi ý mức thù lao: 150.000 – 500.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có khả năng phân biệt các loại văn phong, thể hiện được trọn vẹn văn phong mà thương hiệu cần.
– Có khả năng sử dụng nhiều giọng văn, khả năng sử dụng tốt, bài viết đúng gu.
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, cấu trúc bài tốt.
– Ý tưởng và nội dung bài ở mức tốt.f

Gợi ý mức thù lao: 500.000 – 3.000.000đ/bài

Bài Facebook Bài đăng trên mạng xã hội Facebook, có thể là trang Facebook cá nhân hoặc Fanpage thương hiệu/cộng đồng Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Chưa có khả năng phân biệt và sử dụng các loại văn phong, nên khó thể hiện được văn phong thương hiệu trong bài viết.
– Chưa có khả năng phân biệt và sử dụng các loại giọng văn cơ bản nên diễn tả câu từ còn ngây ngô hoặc không tới.
– Ý tưởng và nội dung bài viết không có gì nổi bật.
– Cấu trúc bài chưa “chuẩn” để hiển thị tốt trên nền tảng
– Chỉ có kiến thức thu lượm được trên internet về lĩnh vực cần viết bài.Gợi ý mức thù lao: 20.000 – 50.000đ/bài
Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có khả năng phân biệt các loại văn phong nhưng mới thể hiện được một phần văn phong mà khách hàng cần.
– Có khả năng sử dụng một số giọng văn thường sử dụng.
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, cấu trúc bài tương đối tốt, tuy vẫn còn lỗi nhưng chấp nhận được
– Ý tưởng và nội dung bài ở mức khá.

Gợi ý mức thù lao: 50.000 – 150.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có khả năng phân biệt các loại văn phong, thể hiện được trọn vẹn văn phong mà thương hiệu cần.
– Có khả năng sử dụng nhiều giọng văn, khả năng sử dụng tốt, bài viết đúng gu.
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, cấu trúc bài tốt.
– Ý tưởng và nội dung bài ở mức tốt.

Gợi ý mức thù lao: 150.000 – 1.000.000đ/bài

Bài Blog Đây là dạng bài chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của chủ sở hữu về 1 vấn đề nào đó.

Các bạn newbie ít có cơ hội để viết dạng bài vì các bạn chưa đủ kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực cần viết bài. Nếu có thì thường là do khách hàng nhầm giữa bài blog và bài chuẩn SEO.

Để chứng minh khả năng đưa ra quan điểm/suy nghĩ của mình, các bạn newbie có thể lập các trang riêng như Fanpage Facebook, Website,… để đăng tải bài viết về lĩnh vực mà bạn quan tâm hay đang muốn tập trung vào nó.

Gợi ý mức thù lao: 100.000 – 200.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có khả năng kết hợp văn phong với giọng văn để thể hiện “gu” và cái mà khách hàng muốn.
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, cấu trúc bài tương đối tương đối tốt
– Ý tưởng và nội dung bài ở mức tốt.

Gợi ý mức thù lao: 200.000 – 500.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Thể hiện được gần như trọn vẹn văn phong với giọng văn để thể hiện đúng “gu” và cái mà khách hàng muốn.
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, cấu trúc bài tương đối tốt, nhiều sáng tạo mang lại hiệu quả cao.
– Ý tưởng và nội dung bài ở mức tốt.

Gợi ý mức thù lao: 500.000 – 3.000.000đ/bài

Bài Landing page Landing page là trang đích của 1 chiến dịch Marketing – bán hàng.

Các bạn newbie gần như rất ít cơ hội tiếp cận với được job viết landing page vì các bạn chưa đủ trải nghiệm, kiến thức và hiểu về các loại chuyển đổi trong Marketing. Nếu có cơ hội, cũng đừng ngại thử sức.

Gợi ý mức thù lao: 300.000 – 500.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Hiểu nhu cầu khách hàng và hành vi của người mua hàng
– Có khả năng kết hợp văn phong với giọng văn để thể hiện “gu” mà khách hàng muốn để người đọc tiến dần tới các bước tiếp theo như đăng ký, tìm hiểu, đặt hàng,…
– Khả năng sử dụng câu từ tốt.

Gợi ý mức thù lao: 500.000 – 1.000.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Hiểu nhu cầu khách hàng và hành vi của người mua hàng nên chọn được văn phong và giọng văn phù hợp với người mua hàng.
– Có khả năng kết hợp văn phong với giọng văn để thể hiện “gu” mà khách hàng muốn để người đọc tiến dần tới các bước tiếp theo như đăng ký, tìm hiểu, đặt hàng,…
– Khả năng sử dụng câu từ tốt.
– Hiểu các tỉ lệ chuyển đổi và có thể tối ưu được bài viết, có thể trên cả UX/UI.

Gợi ý mức thù lao: 1.000.000 – 3.000.000đ/bài

Bài Emagazine Là dạng bài viết dài (long – form). Dạng bài viết này thường kể câu chuyện thành công, tấm gương sáng, hay những vấn đề mang tính xã hội.

Các bạn newbie gần như rất ít cơ hội để viết dạng bài này vì các bạn chưa đủ trải nghiệm, kiến thức. Nếu muốn có hội thực hiện dạng nội dung này, hãy thực hành nó trên website/blog riêng của mình để chứng minh thực lực.

Gợi ý mức thù lao: 500.000 – 1.000.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có khả năng kết hợp văn phong với giọng văn để thể hiện “gu” mà khách hàng muốn.
– Có khả năng giữ và chuyển đổi cảm xúc linh hoạt giữa các đoạn/ý trong bài viết.
– Khả năng lập luận, dẫn dắt vấn đề tương đối tốt.
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, linh hoạt.
– Hiểu cơ bản về dàn trang hoặc ý tưởng thiết kế bài viết

Gợi ý mức thù lao: 1.000.000 – 3.000.000đ/bài

Mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của người viết:
– Có khả năng kết hợp văn phong với giọng văn để thể hiện “gu” mà khách hàng muốn.
– Khả năng giữ và chuyển đổi cảm xúc linh hoạt giữa các đoạn/ý trong bài viết.
– Khả năng lập luận, dẫn dắt vấn đề tốt khiến người đọc bị dẫn dắt từ phần này đến phần khác
– Khả năng sử dụng câu từ tốt, linh hoạt nên dễ dàng định hướng người đọc.
– Hiểu và hình thành được ý tưởng dàn trang/ thiết kế bài viết

Gợi ý mức thù lao: 3.000.000 – 5.000.000đ/bài

Mức gợi ý thù lao cho từng level Content Marketing trong bảng trên mình đưa ra dựa vào kinh nghiệm nhận dự án và chia sẻ dự án với các bạn freenlancer – cộng tác viên của mình. Sẽ có những thời điểm chi phí sẽ cao hơn hoặc thấp hơn mức được gợi ý trên đây vì nó phụ thuộc vào khách hàng, phí quản lý dự án và các yếu tố khác của dự án. Ngoài ra, các yếu tố như mối quan hệ với khách hàng, thời gian cần hoàn thành bài viết,… cũng ảnh hưởng đến thù lao của bài viết. 

Những dạng nội dung mình đưa ra trên đây là những dạng nội dung phổ biến nhất. Còn những dạng khác như viết sách, biên tập sách, viết thông cáo báo chí,… mình sẽ cố gắng bổ sung trong thời gian sớm nhất. 

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức thù lao bài viết

level Content Marketing

2.1 Độ khó của dự án

Có thể nói, độ khó của dự án là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến thù lao của bài viết. Yêu cầu bài viết càng cao, người viết càng phải dùng nhiều kỹ năng thì mức thù lao lại càng cao. Và ngược lại, yêu cầu thấp thì sẽ có mức thù lao phù hợp.

Dự án được gọi là khó khi: 

– thuộc các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn như tài chính, giáo dục, sinh – hoá,…
– trên internet ít thông tin
– đối tượng người thuộc nhóm số ít, có gu và phong cách sống khó “hiểu để bắt chước”
– số lượng bài viết nhiều trong thời gian ngắn

Nếu bạn thấy 1 hoặc nhiều điều được nhắc trên đây trong dự án của mình, hãy đề xuất một mức thù lao hơn. Đây được xem là một trong những cách để bạn đầu tư công sức và tâm huyết cho chất lượng bài viết. 

2.2 Kinh nghiệm và kỹ năng của bạn

Từ trước đến nay mình vẫn nói, nếu bạn không chứng minh được kinh nghiệm và kỹ năng của bạn thì ngay cả mình và những người khác đều không thể trả cho bạn mức thù lao cao hơn. Vậy nên, hãy cố gắng đưa càng nhiều thông tin về vấn đề này càng tốt. 

Những việc bạn nên làm để chứng minh thực lực:

– Viết những bài viết kể về dự án mới thực hiện với các thông tin như thực hiện xong dự án đó, bạn nhận điều gì; quá trình làm việc bạn gặp khó khăn gì và bạn xử lý nó như thế nào; khách hàng của bạn có thấy hài lòng không, họ có sẵn sàng giới thiệu khách hàng mới cho bạn không,…
– Viết bài kể lại quá trình tìm hiểu một lĩnh vực đang viết bài cho khách hàng hoặc thị-trường-ngách mà bạn đang theo đuổi…
– Viết bài kể về lớp học mà bạn đang/sắp tham gia, nó đã tác động đến bạn như thế nào, cho bạn điều gì để bạn thực hiện công việc viết tốt hơn. Mình chắc chắn rằng, nếu bạn tham gia các khoá học của mình, bạn sẽ có nhiều điều để kể lắm đấy!
– …

Có rất nhiều cách để chứng tỏ thực lực của bạn và tất cả những điều đó đều được khách hàng lưu tâm để cân đối mức thù lao trả cho bạn. 

Nếu bạn là người viết mới, chưa làm được những việc mình vừa liệt kê bên trên hãy chấp nhận viết test 1-3 bài hoặc chấp nhận viết bài với mức phí mà khách hàng đề xuất (có thể bạn cho rằng mức phí đó là thấp). Đây là thời điểm bạn cần viết thực để chứng minh năng lực và cũng cần thêm thông tin để bổ sung vào hồ sơ năng lực. Nếu bài test được duyệt hoặc bài viết của bạn nhận được phản hồi tốt từ khách hàng, hãy đàm phán để nâng dần đến mức thù lao bạn nghĩ mình xứng đáng – để tập trung công sức và thời gian để cho ra bài viết chất lượng nhất có thể.

2.3 Thương hiệu cá nhân của bạn

Thương hiệu cá nhân chiếm 1 phần quan trọng trong mức thù lao của bạn. Một người được có thương hiệu cá nhân tốt, được nhiều người trong nghề hoặc những người quan tâm đến lĩnh vực cần nội dung thì bao giờ cũng sẽ nhận được mức thù lao cao hơn mặt bằng chung của thị trường. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân chưa bao giờ quan trọng và quyết định nhiều đến mức thù lao như hiện tại, nhất là khi bạn đang muốn bắt đầu sự nghiệp freelancer. 

Bạn có thể thực hiện các cách làm ở mực 2.1 để bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân. Nhưng trước đó, bạn hãy làm 2 việc sau: (1) xác định thị-trường-ngách-nội-dung mà bạn muốn theo đuổi và (2) EQ – trí tuệ cảm xúc mà bạn muốn mọi người nhớ đến. Vì người ta muốn nhớ đến bạn bằng 1 cái tên gồm Tên bạn + lĩnh vực bạn theo đuổi + EQ của bạn. Chẳng hạn như mình, sau 3-4 năm đã xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực đào tạo Content Marketing, mình đã đạt được cái tên như sau: Trang Chi – Training Content Marketing + có tâm và kỹ tính.

Quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân là quá trình dài và đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ. Mình rất tâm đắc 3 chữ Đ mà thầy mình hay nói: Đúng – Đủ – Đều. Mình biết sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy nản chí hoặc chùn chân. Nhưng nếu bạn nghiêm túc với sự nghiệp viết lách thì hãy coi đây là những lúc bạn cần tự soi lại mình, để có chiến lược tối ưu hơn và thêm quyết tâm để “chiến đấu” vì mục tiêu lớn hơn.

2.4 Mối quan hệ của bạn và khách hàng

Dù bạn là freelancer writer hay viết content để kiếm thêm thu nhập thì việc có khách hàng trung thành đều là điều tuyệt vời. Bạn có thể “ưu ái” một chút khi gửi báo giá cho họ vì bạn không mất thêm thời gian và công sức để tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài ra, họ cũng chính là người sẽ giới thiệu thêm cho bạn nhiều khách hàng mới – những người là bạn bè, đối tác, đồng nghiệp của họ. 

2.5 Số lượng và thời gian thực hiện dự án

Mình nghĩ rằng bạn cũng nên “ưu ái” một chút với những khách hàng viết nhiều bài. Vì mình cũng từng làm thế và đây là một trong những cách để mình có khách hàng trung thành. 

Nếu khách hàng cần bài viết gấp thì bạn có thể cân nhắc yêu cầu thêm chi phí cho việc này vì bạn cần thu xếp công việc trong các dự án khác. Đừng ngần ngại đề xuất mức phí cho việc này và đừng biến việc gấp của họ thành của bạn nếu không nhận được thù lao xứng đáng. 

2.6 Khả năng đàm phán, thương lượng của bạn

Biết mình-xứng-đáng là điều tạo nên tự tin của người viết – điều làm tăng khả năng “chiến thắng” khi đàm phán, thương lượng. Thực tế, khi tin vào bản thân, bạn sẽ làm được nhiều hơn bạn nghĩ. 

Để có căn cứ và tăng khả năng thành công khi đàm phán, dù ở level Content Marketing bạn cần chứng minh thực lực. Thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực này rất quan trọng nhưng nó vẫn đứng sau thực lực. Mình nghĩ ngành nào cũng vậy, ngành nào thực lực cũng là điều quan trọng nhất. Nếu khách hàng đã thừa nhận thực lực của bạn, họ cần những bài viết chất lượng được đầu tư tâm huyết thì sẽ đồng ý trả thêm thù lao. Còn nếu không thì, bạn sẽ đứng trước 2 sự lựa chọn: (1) vừa tiếp tục làm với mức phí đã thoả thuận trước đó vừa tìm kiếm cơ hội mới hoặc (2) dừng hợp tác và tìm kiếm cơ hội mới. Lấy căn cứ nào để lựa chọn trong tình huống này? Mời bạn xem tiếp phần dưới đây!

2.7 Mức thu nhập tối thiểu cần đạt được để sống được

Từ đầu đến giờ, mình đã gộp chung các nhóm người viết khác nhau. Tuy nhiên đến phần này mình sẽ tách chúng ra vì đến lúc mình cần làm vậy.

Nếu bạn coi việc viết là nghề tay trái – viết để kiếm thêm thu nhập bên cạnh công việc chính thì bạn có thể căn cứ vào:

– Khách hàng có thanh toán đúng hạn không?
– Việc trao đổi giữa 2 bên có thuận lợi không?
– Bạn vẫn thấy mình vẫn đủ thời gian cho bản thân?
– Bạn đang muốn đạt được mục tiêu tài chính trong tháng nhưng lại không chắc mình sẽ mau chóng kiếm được dự án mới?

Nếu bạn trả lời có/đúng cho càng nhiều câu trả lời bên trên, thì bạn nên chọn phương án (1). Tuy nhiên, từ đây bạn cũng nên dành thêm chút thời gian để tìm kiếm cơ hội mới để bạn (1) làm ít thời gian nhưng vẫn có thu nhập tương đương hoặc (2) thời gian làm việc như nhau nhưng có thu nhập tốt hơn.

Nếu bạn là freelancer – viết là nguồn thu nhập chính thì cần căn cứ vào mức thu nhập tối thiểu cần đạt được trong tháng. Mức thu nhập tối thiểu này sẽ giúp bạn duy trì những khoản chi thường xuyên và kế hoạch tiết kiệm trong tháng. Do đó:

  •  Thu nhập từ dự án đó đã đủ mức thu nhập tối thiểu trong tháng thì bạn có thể vừa tiếp tục làm vừa tìm kiếm cơ hội để “nhảy job”. Ai cũng muốn mình nhận được mức thù lao xứng đáng với công sức và thời gian đã dành ra. Cơ hội mới từ dự án mới sẽ bạn thêm lựa chọn mới (1) làm ít thời gian nhưng vẫn có thu nhập tương đương hoặc (2) thời gian làm việc như nhau nhưng có thu nhập tốt hơn.
  •  Thu nhập từ dự án đó chưa đủ mức thu nhập tối thiểu trong tháng thì bạn nên chấp nhận mức phí đó để duy trì việc chi tiêu hiện tại. Nếu là mình, mình sẽ giảm bớt thời gian thực hiện bài viết của dự án đó và tìm dự án mới cho mức chi phí mình mong muốn. Dự án mới chắc chắn sẽ cho mình 2 sự lựa chọn: (1) làm ít thời gian nhưng vẫn có thu nhập tương đương hoặc (2) thời gian làm việc như nhau nhưng có thu nhập tốt hơn.

Nếu ngay từ đầu bạn đã muốn dừng hợp tác và tìm kiếm cơ hội mới thì ok, làm ngay thôi. Bạn là người nắm quyền quyết định và mình tin rằng, bạn sẽ chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình. 

Bạn đang tò mò tính mức thu nhập tối thiểu trong tháng như thế nào, thì bạn có thể đọc trang 111 của cuốn “Con đường trở thành Freenlancer Writer” của chị Linh Phan. Mình hoàn toàn đồng ý về cách tính và quản trị tài chính của chị. Mình đã review cuốn sách này tại link, bạn có thể xem review trước khi đi đến quyết định có mua sách hay không nhé!

Bài viết này là 1 phần của chuỗi nội dung Lộ trình học viết Content Marketing và kiếm tiền bằng con chữ cho người mới bắt đầu từ A-Z. Xem toàn bài tại đây:

Lộ trình học viết Content Marketing và kiếm tiền bằng con chữ cho người mới bắt đầu từ A-Z

One thought on “Các level Content Marketing và mức thù lao gợi ý cho từng level

  1. Pingback: Lộ trình học viết Content Marketing và kiếm tiền bằng con chữ cho người mới bắt đầu từ A-Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ công việc

Mọi bài viết trên website này đều thuộc bản quyền của Trang Chi Here. Vui lòng không copy, không edit, không re-up trên các kênh khác dưới mọi hình thức. Xin cám ơn!