Chắc bạn đang ngạc nhiên vì phần này đúng không? Chắc bạn chưa gặp tình huống 2 người cùng sử dụng 1 khái niệm nhưng mỗi người lại hiểu theo 1 cách khác nhau rồi? Trải nghiệm này không “ngọt ngào” chút nào đâu!! Với mình, việc hiểu và biết cách dùng các khái niệm Content Marketing cơ bản rất quan trọng. Các khái niệm cơ bản này vừa là cầu nối để giúp bạn hiểu những gì mọi người nói và viết và cũng là cầu nối để bạn nói chuyện được với mọi người trong ngành.
1. Content Marketing (nội dung của Marketing)
Có rất nhiều định nghĩa về Marketing và Content Marketing nhưng mình thấy định nghĩa sau là dễ hiểu, dễ nhớ nhất:
– Marketing là quá trình tạo thêm giá trị cho sản phẩm/dịch vụ – make-up cho sản phẩm/dịch vụ.
– Content Marketing là công việc make-up cho sản phẩm/dịch vụ.
Việc tạo thêm giá trị có nghĩa là ngoài mua bột giặt để làm sạch quần áo, đồ dùng thì người mua sẽ được thêm mùi hương, sự mềm mịn, kháng khuẩn,… Đôi khi nhãn hàng/thương hiệu sử dụng các giá trị tạo thêm này làm USP cho sản phẩm/dịch vụ. Content Marketing là khái niệm gọi chung các dạng nội dung như chữ, hình ảnh, âm thanh,… Nhưng thực tế, đa phần mọi người dùng nó để chỉ content dạng chữ.
2. Content Quảng cáo (nội dung của Quảng cáo)
Ở đây mình không đưa định nghĩa Quảng cáo là gì mà mình muốn bạn tập trung vào nội dung của Quảng cáo. “Quảng cáo nói láo” đấy là ý nghĩ vừa chạy trong đầu bạn đúng không?
Mình thì thấy “quảng cáo” không hề “nói láo”. Quảng cáo chỉ nói quá mà thôi. Việc nói quá khiến người ta biết và ghi nhớ được sản phẩm/dịch vụ cũng USP của nó. Nội dung quảng cáo không mang mục đích tạo sự tin tưởng. Nội dung quảng cáo nhấn mạnh vào sự ấn tượng – ghi nhớ.
3. Content Truyền thông (nội dung của Truyền thông)
Tương tự như quảng cáo, ở đây mình muốn bạn tập trung nội dung của truyền thông. Nội dung của truyền thông luôn đem đến sự tin tưởng, cảm tình, an tâm cho người đọc. Người – đối tượng “phát” những thông điệp này thường người – đối tượng đáng tin.
Dạng Content này gần tương đồng với Content PR.
4. End user (Người đọc cuối)
End user chính là người đọc bài viết khi bài viết được xuất bản. End user có thể là người trả tiền (chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng,…) hoặc vừa là người trả tiền vừa là người sử dụng sản phẩm. Xác định được end user rất quan trọng vì nó quyết định cách bạn đưa thông tin như thế nào.
5. USP
USP là Unique Selling Point – điểm riêng có của sản phẩm/dịch vụ. Đây cũng là một khái niệm Content Marketing thường gặp. USP là cái người dùng sản phẩm/dịch vụ (end user) dùng để ghi nhớ, so sánh giữa các sản phẩm, nhãn hàng trong cùng 1 ngành.
Ví dụ: Khi nhắc đến bột giặt, người ta nhớ Omo là X, Ariel là Y, Aba là Z. X – Y – Z là những đặc trưng chỉ các thương hiệu kia mới có.
USP này sẽ thay đổi thời gian. Hồi xưa mình nhớ Omo tập trung vào trắng sạch, mới đây thì tập trung vào bền màu. USP thường tập trung vào những điểm có vẻ-như-không-quan-trọng-lắm thành quan-trọng-và-cần-thiết.
6. Content chuẩn SEO
Đây là dạng content phục vụ cho mục đích tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc, Ping,…). Dạng content này có những yêu cầu kỹ thuật khá khắt khe nhưng là dễ viết nhất trong các loại content. Đây thường là loại bị “đếm chữ ăn tiền” nhất. Và đây cũng là dạng bất cứ ai vào nghề viết Content Marketing cũng từng làm.
7. Content PR
Content PR là dạng nội tạo sự tin cậy của người đọc. Tuỳ theo hình ảnh nhãn hàng/thương hiệu mà bài Content PR có 1 hình hài khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại dạng bài là để nói tốt, nói hay về nhãn hàng/thương hiệu; người đọc nhớ 1 cách đầy cảm tình với nhãn hàng/thương hiệu.
Các bạn học viên của mình xem lại bài phân biệt Content SEO và Content PR tại bài giảng của từng khoá (Khoá video call và Khoá tự học). Lưu ý: Học viên phải đăng nhập mới xem được bài viết.
8. Content Facebook
Là dạng bài để upload lên mạng xã hội Facebook. Văn phong của dạng Content này khá linh hoạt vì Facebook có nhiều vị trí đăng bài, trong đó có Facebook cá nhân, Facebook Fanpage, Facebook Group,… Fanpage của Trang Chi Media được thực hiện theo cách mà mình thấy phù hợp với mọi người và mình.
9. Content Review
Khái niệm Content Marketing tiếp theo là Content Review. Đây là dạng bài chia sẻ quan điểm, nhận định cá nhân của người viết với tư cách là người đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Content Review cũng thường được sử dụng trong Affiliate – tiếp thị liên kết.
Có 2 dạng content review: (1) dạng review đơn lẻ như bài viết tại đây và (2) dạng review thành nhóm như bài viết tại đây.
10. Content blog
Là dạng Content thể hiện quan điểm sống của người viết. Đây là dạng bài thể hiện tốt nhất cá tính của người viết. Chính vì phải thể hiện cá tính mà vẫn phải phù hợp với người đọc nên đây là dạng bài khó viết.
Tuy nhiên, một số người lại gọi Content blog khi muốn viết bài chuẩn SEO để đăng vào mục “tin tức”. Vì vậy khi nhận order viết dạng bài này, bạn nên hỏi rõ để tránh nhầm lẫn nhé!
Bài viết minh hoạ cho dạng content này: link
11. Content landing page
Là bài viết trên 1 trang đơn (hay còn gọi là Onepage) có mục đích dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện những hành vi chuyển đổi cụ thể. Với mình, đây là dạng bài kết hợp giữa sự ấn tượng tốt trong bài PR với sự “dễ dàng” đạt được trong bài quảng cáo. Dạng bài này có nhiều phần, dài khoảng 1000 – 2000 từ.
Đây là một bài landing page mình làm cho chương trình tiếp thị liên kết Affiliate khoá học của Trang Chi Here.
12. Affiliate Marketing (Marketing liên kết)
Đây là 1 trong những cách kiếm tiền mà nhiều bạn đang theo đuổi. Đây là hình thức nhà quảng cáo chia sẻ 1 phần doanh thu (hoa hồng) với người đưa thông tin (thường được gọi là publisher).
Affiliate luôn đi kèm 1 hệ thống đo lường. Hệ thống này đo được các chỉ số liên quan đến quá trình bán hàng như click chuột, đăng ký tài khoản/thành viên, mua hàng. Mình sẽ viết riêng 1 bài cho lĩnh vực này, trong lúc chờ bạn có thể xem trước hoạt động Affiliate các khoá học của Trang Chi Here tại đây.
13-14. B2B (business to business) và B2C (business to customer)
Content cho B2B sẽ khác content cho B2C. Bảng sau sẽ phân biệt sự khác nhau của 2 khái niệm Content Marketing này:
B2B | B2C | |
Đối tượng | lãnh đạo/người đứng đầu tập thể/công ty | Người trả tiền và sử dụng sản phẩm |
Sản phẩm/dịch vụ | quản trị, quản lý, quà tặng, team work,… | thường là sản phẩm/dịch vụ dùng cho cá nhân, gia đình |
Người trả tiền | lãnh đạo/người đứng đầu tập thể/công ty | Người dùng hoặc thân nhân của người dùng |
15. Backlinks (link liên kết)
Backlink hiểu theo cách đơn giản nhất là link được chèn vào website này để người dùng click vào và tới website khác. Backlink được chia thành các dạng nhỏ hơn như incoming link, inbound link, inlink, và inward link. Nhưng để dễ hiểu hơn bạn chỉ cần nhớ backlink nội web và backlink ngoại web là được, cụ thể là:
Backlink nội web | Backlink ngoại web | |
Nơi lấy link | Sử dụng đường link của bài viết khác, sản phẩm/dịch vụ trong website đang viết bài | Sử dụng đường link của website khác để dẫn tới trang web đang viết bài |
Mục đích | Giữ chân người đọc, để họ đi từ bài này tới bài kia trong website. | Chuyển người dùng đến trang đích, thường được dùng giữa các trang web chính và vệ tinh của thương hiệu/nhãn hàng. |
16. Copywriting
Copywriting là hành động viết ra 1 văn bản. Văn bản này phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Có thể copywriting cho chính bản thân mình (viết blog, viết review) hoặc viết cho khách hàng (ghost writer).
17-18. Content Writer – Copywriter
Đây là 2 từ vị trí thường gặp trong nghề viết. Bảng sau sẽ mô tả chi tiết 2 vị trí này:
Content Writer | Copywriter | |
Số năm kinh nghiệm | 1-3 năm | Từ 3 năm trở lên |
Công việc thực hiện | Viết các nội dung đơn giản, theo công thức có sẵn như chuẩn seo, fanpage theo công thức, Pr đơn giản,… | Lên kế hoạch và thực hiện các dạng nội dung phức tạp như Pr chuyên sâu, landing page, tagline, headline, kịch bản, kế hoạch,…. |
Kỹ năng cần có | – Kỹ năng viết -Kỹ năng chỉnh sửa bài – Có thể biết thêm các kỹ năng khác của Marketing như thiết kế, chạy ads, chiến lược,… |
– Kỹ năng viết – Kỹ năng chỉnh sửa bài – Biết và tương đối thành thạo các mảng khác của Marketing như thiết kế, chạy ads, chiến lược,… |
Khả năng xử lý việc phát sinh | Từ 0 đến biết 1 chút. Nhưng vì ít kinh nghiệm, ít kỹ năng nên xử lý không dứt điểm, không khéo léo | Có kinh nghiệm xử lý các việc phát sinh một cách khéo léo, tinh tế |
Các tên gọi khác | – Junior Content – Executive Content – Content Marketing |
– Senior Content – Leader Content – Manager Content |
Quản lý trực tiếp vị trí này | – Chief Marketing Officer (CMO) – Communication Manager |
– Chief Marketing Officer (CMO) – Creative Director |
Mặc dù vậy trong thực tế, việc phân chia sẽ có thể kỹ hơn bảng trên. Do đó, khi ứng tuyển vào các vị trí này, bạn cần xem thật kỹ mô tả công việc chi tiết. Có làm như vậy, bạn mới tìm được nơi làm việc ưng ý.
19. Freelancer Writer
Khái niệm Content Marketing này chỉ người viết tự do. Tức là bạn không thuộc 1 tổ chức/công ty nào khi nhận các job (dự án) về Content Marketing. Bạn giống như một người làm kinh doanh – một mình làm hết từ tìm kiếm khách hàng, tư vấn khách hàng, viết bài, kiểm tra bài, kế toán, quản lý thu nhập, đối ngoại,… Trong những năm gần đây, đây được coi là một nghề nghiệp. Hầu hết những người có định hướng làm Freelancer Writer sẽ từ từ nghỉ công việc chính đang làm cho đến khi họ tích đủ kinh nghiệm và tài chính để nghỉ việc hoàn toàn và theo nghiệp Freelancer Writer.
20. Ghost writer
Tức là viết bài theo yêu cầu và không đề tên người viết trong bài hoặc sử dụng 1 tên khác. Ngoài Trang Chi, mình cũng có những bút danh khác khi làm Ghost writer.
21. Agency
Agency là tên gọi chung của các công ty làm dịch vụ, trong đó có Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng. Khách hàng của Agency là Client. Trong ngành Marketing, có nhiều dạng Agency, cụ thể như sau:
– Chia theo công việc thực hiện: ta có Agency làm tổng thể, chiến lược và Agency thực thi chuyên môn (như Content, thiết kế,….)
– Chia theo phân khúc khách hàng: ta có Agency đa quốc gia (Global Agency) và Agency nội địa (Local Agency)
Các dạng Agency này có mối liên quan mật thiết với nhau và trong nhiều trường hợp, các agency này cùng nhau thực hiện 1 dự án.
22. Client
Client có nghĩa là khách hàng, thân chủ. Trong Marketing nói chung và Content Marketing, client là những công ty/tổ chức đang cần tư vấn và thực thi chiến lược hoặc 1 phần của chiến lược Marketing/Content Marketing.
Tuỳ theo quy mô công ty, có những client không có phòng Marketing nhưng cũng có những client có phòng Marketing. Những client không có phòng Marketing thường là tổ chức/doanh nghiệp nhỏ, chỉ 1-2 vị trí thực thi công việc cho chủ doanh nghiệp đưa ra. Những client có phòng Marketing thường là công ty lớn. Phòng Marketing này có thể lên kế hoạch và thực thi hoặc làm việc với Agnecy để lên kế hoạch và thực thi chiến lược Marketing đã thống nhất trước đó.
23-24. Content creative – Content brand
Creative và brand là hướng làm nội dung/cách tiệp cận khách hàng của nhãn hàng/thương hiệu. Content creative thường được dùng để tăng tiếp cận, tăng tương tác, tăng nhận diện cho nhãn hàng/thương hiêun. Content brand thường được dùng để tăng sự tin tưởng, sự an toàn – an tâm của sản phẩm/dịch vụ, nhãn hàng/thương hiệu với tâm trí người tiêu dùng.
Theo trải nghiệm của mình, 1 người rất khó làm được 2 dạng nội dung này cùng 1 lúc vì cách tư duy và thực hiện chúng rất khác nhau. Tuy nhiên, nếu ai làm được thì người đó thực sự xịn sò.
25-26. Outsource – Inhouse
Cặp khái niệm này dùng để chỉ cách bạn tìm người xử lý vấn đề. Nếu bạn thuê cá nhân về công ty để họ xử lý vấn đề, nhân sự đó là nhân viên của bạn thì người ta gọi đó là tìm nhân sự inhouse. Còn nếu bạn tìm đến freelancer hay các agency để xử lý vấn đề, họ là đối tác/khách hàng của bạn thì người đó gọi là thuê nhân sự outsource.
27. Content Angle
Từ này mình hay dùng trong Content PR. Từ này chỉ những hướng tiếp cận khác nhau trong chuỗi bài PR. Mỗi hướng tiếp cận sẽ phục vụ cho 1 hoặc nhiều giai đoạn của chiến dịch PR
28. Layout (outline)
Đây là từ chỉ dàn ý của bài biết hoặc những ý chính sẽ được thể hiện trong bài viết. Xem thêm về quy trình viết bài 7 bước tại đây – đây là 1 trong những bài học miễn phí trong khoá Content cơ bản tự học của mình.
29. Booking PR
Booking PR là hình thức “mua” vị trí bài đăng trên báo chí, trang tin. Đây là 1 hình thức “đi” bài PR hay được tổ chức/doanh nghiệp lựa chọn khi muốn tiếp cận với một lượng lớn người tiêu dùng.
Tương tự như vậy, từ booking media, booking fanpage, booking group cũng được hiểu theo nghĩa tương đương nhưng rõ vị trí muốn “mua” hơn.
30. Agenda
Agenda có nghĩa là lịch trình, quy trình. Trong Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng, Agenda có nghĩa là các bước để làm việc gì đó, chiến dịch nào đó.
31-32. Insight – Target
Cả 2 từ này đề chỉ chân dung khách hàng. Điểm khác biệt giữa chúng là sự chi tiết của chân dung.
– Target: dùng để lên kế hoạch chiến dịch. Ở thời điểm này, chân dung khách hàng chưa rõ ràng và hầu như chưa có thông số nào cụ thể
– Insight: dùng khi kết thúc chiến dịch. Ở thời điểm này, chân dung khách hàng đã có nhiều thông số cụ thể như: độ tuổi, khu vực sống, giới tính,…
Bài viết này là 1 phần của chuỗi nội dung Lộ trình học viết Content Marketing và kiếm tiền bằng con chữ cho người mới bắt đầu từ A-Z. Xem bài full tại đây:
Lộ trình học viết Content Marketing và kiếm tiền bằng con chữ cho người mới bắt đầu từ A-Z
Pingback: Lộ trình học viết Content Marketing và kiếm tiền bằng con chữ cho người mới bắt đầu từ A-Z
Pingback: Các level Content Marketing và mức thù lao gợi ý cho từng level